Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc , Vĩnh Phúc - Hotline: 0911.553.115 Email: chamsockhachhang.sannhivp@gmail.com, Website: http://sannhivinhphuc.vn. Trưởng Ban Biên tập: Bác sĩ CKII Tô Quang Hưng - Giám đốc bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm

𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐂𝐀̂̀𝐔 𝐊𝐇𝐔𝐀̂̉𝐍 𝐍𝐇𝐎́𝐌 𝐁 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐇𝐀𝐈 𝐊𝐘̀

(Ngày đăng: 21/06/2024, số lượt xem: 381)

 𝗟𝗜𝗘̂𝗡 𝗖𝗔̂̀𝗨 𝗞𝗛𝗨𝗔̂̉𝗡 𝗡𝗛𝗢́𝗠 𝗕 𝗩𝗔̀ 𝗧𝗛𝗔𝗜 𝗞𝗬̀

𝟭. 𝗟𝗶𝗲̂𝗻 𝗰𝗮̂̀𝘂 𝗸𝗵𝘂𝗮̂̉𝗻 𝗻𝗵𝗼́𝗺 𝗕 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
💖Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường được tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của người phụ nữ (20-40%). 
💖Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. 
💖Nó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non.
💖Trẻ em được sinh ra từ bà mẹ nhiễm GBS sẽ tiếp xúc với GBS trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh mổ, có nguy cơ nhiễm GBS từ mẹ.
𝟮. 𝗧𝗮̣𝗶 𝘀𝗮𝗼 𝘅𝗲́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝗚𝗕𝗦 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗹𝗮̀ 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝗶𝗲̂́𝘁?
  💖 được xem là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,nhiễm trùng sơ sinh nặng, thậm chí tử vong. 
💖Do đó, biết được tình trạng sản phụ có nhiễm GBS trước sinh hay không giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị nhằm làm giảm tỉ lệ lây nhiễm, đồng thời tăng cường theo dõi trẻ sau sinh để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh và điều trị kịp thời. 
💖Nếu được điều trị kịp thời, hầu hết các em bé sẽ hồi phục hoàn toàn. Mặc dù vậy, trong số những trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS khởi phát sớm, vẫn có một tỉ lệ nhỏ (5,2-7,4%) sẽ tử vong hoặc mắc phải các di chứng lâu dài. 
💖Điều trị kháng sinh dự phòng trong giai đoạn chuyển dạ sẽ giúp giảm tỉ lệ lây nhiễm GBS từ mẹ sang con. Điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt khi bạn bắt đầu có chuyển dạ hoặc vỡ ối. 
💖Khi thai phụ nhiễm GBS được điều trị kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, tỉ lệ lây truyền cho con giảm còn rất thấp (khoảng 1%).
𝟯. 𝗫𝗲́𝘁 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝗚𝗕𝗦 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
   💖Thai phụ sẽ được đề nghị xét nghiệm GBS ở thời điểm thai 35 tuần đến 37 tuần 6 ngày (đối với đơn thai), 32-34 tuần (đối với đa thai) hoặc khi thai kỳ có dấu hiệu sinh non hoặc vỡ ối non và sau khi có được sự đồng thuận của thai phụ.
𝟰. 𝗧𝗿𝗲̉ 𝘀𝗼̛ 𝘀𝗶𝗻𝗵 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝗱𝗼̃𝗶 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
💖Nếu con bạn sinh đủ tháng (sau 37 tuần) và bạn đã được tiêm kháng sinh khi chuyển dạ, ít nhất 4 giờ trước sinh, thì trẻ không cần theo dõi đặc biệt sau sinh.
  💖 Nếu em bé của bạn có yếu tố nguy cơ nhiễm GBS và bạn đã không tiêm kháng sinh ít nhất 4 giờ trước sinh thì trẻ cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu nhiễm trùng trong ít nhất 12 giờ đầu sau sinh. 
  💖Tỉ lệ trẻ sơ sinh bắt đầu biểu hiện nhiễm trùng GBS sau 12 giờ là rất thấp.
  💖Phần lớn trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS có biểu hiện triệu chứng trong vòng 1 tuần đầu sau sinh (được gọi là nhiễm GBS khởi phát sớm), thường trong vòng 12–24 giờ sau sinh. 
   💖 mẹ nhiễm GBS được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ như những bà mẹ khác. Việc bú mẹ không làm tăng nguy cơ nhiễm GBS, nó mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả bạn và con bạn.
------------------------------------------
BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC
☎️ CSKH: 0911.553.115
🏥 Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
📧 Gmail: quanlychatluong.sannhivp@gmail.com
💻 Facebook: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
📨 Zalo: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
🎬 Youtube: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
📪 Website: sannhivinhphuc.vn
 
Phòng Quản Lý Chất Lượng