Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc , Vĩnh Phúc - Hotline: 0911.553.115 Email: chamsockhachhang.sannhivp@gmail.com, Website: http://sannhivinhphuc.vn. Trưởng Ban Biên tập: Bác sĩ CKII Tô Quang Hưng - Giám đốc bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

(Ngày đăng: 27/11/2024, số lượt xem: 74)

 BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH VĨNH PHÚC

 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

(Nursing Department)

 

 

Địa chỉ:  Tầng 4 – Khối nhà A, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

Km số 9, Quốc lộ 2, đường tránh TP Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Email: dieuduongsnvp@gmail.

1. Tên đơn vị: Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Sản Nhi

2. Lãnh đạo đơn vị:

 

HS. CKI. Nguyễn Thị Thu Huyền

 

Trưởng phòng

3. Nhân lực:

Phòng Điều dưỡng có 08 cán bộ: 01 là HS.CKI , 03 là CNĐD, 01 CNHS,

01 KTVĐH, 01 CNCĐ Điều dưỡng, 01CĐKT

 

 

Tổ Công tác xã hội

CNĐD. Phạm Thị Nhung

 

 

Tổ trưởng

 

 Tổ CTXH

 

4. Tổ chức và chức năng nhiệm vụ chính:

4.1. Tổ chức

         Phòng Điều dưỡng bệnh viện có 01 Trưởng phòng, 08 nhân viên. Mỗi thành viên trong phòng đảm nhận nhiệm vụ theo tính chất công việc của Phòng như:

       - Triển khai hoạt động điều dưỡng, chăm sóc người bệnh tại bệnh viện

       - Triển khai hoạt động Công tác xã hội tại bệnh viện

4.2. Chức năng nhiệm vụ chính

Phòng Điều dưỡng là Phòng chức năng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh và công tác xã hội trong toàn bệnh viện. Có các nhiệm vụ sau:

Về công tác Điều dưỡng

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng

2. Quản  điều hành chuyên môn: Hoạt động kiểm tra, giám sát; báo cáo kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng

3. Quản  nhân sự: Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện

- Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;

- Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;

- Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;

 

- Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

          4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

- Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;

- Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;

- Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;

- Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

 Về Công tác xã hội

1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Đón tiếp, ch dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;

- Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;

- Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

- Hỗ trợtư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;

Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

- Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

- Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

- Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:

- Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

- Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên tế và người bệnh.

3. Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

4. Hỗ trợ nhân viên y tế:

- Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

- Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

5. Đào tạo, bồi dưỡng:

- Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ s đào tạo nghề công tác xã hội;

- Bồi dưỡngtập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

- Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.

- Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).

5. Kết quả hoạt động chính:

5.1. Các hoạt động điều dưỡng:

5.1.1. Công tác chăm sóc người bệnh:

Đây là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu, mọi hoạt động để nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh với mục tiêu: “Lấy người bệnh làm trung tâm”.

Phòng đã xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm. Phối hợp với các Điều dưỡng trưởng khoa tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của điều dưỡng: thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đặc biệt là quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế cấp cứu và phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện...

Từ đó phát hiện các vấn đề tồn tại và có các giải pháp khắc phục, cải tiến kịp thời.

Thường xuyên duy trì giao ban Điều dưỡng trưởng toàn bệnh viện 1 tháng/1lần. Nội dung giao ban: thông báo những hoạt động của bệnh viện, nắm bắt những khó khăn của bệnh viện, khoa, phòng; đưa ra phương hướng, giải pháp giải quyết, khắc phục các khó khăn, tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và báo cáo Ban giám đốc. Trong  các buổi giao ban, có tổ chức lồng ghép các nội dung báo cáo học viên được đi thăm quan, học tập  nhằm trao đổi thông tin, nâng cao chất lượng quản lý cũng như trình độ chuyên môn cho đội ngũ Điều dưỡng trưởng.

Xây dựng các tiêu chí cụ thể: Kiểm tra công tác điều dưỡng, Tư vấn GDSK, QTKT chuyên môn… và triển khai áp dụng Google form, Google sheet, Google Locker Studio trong quản lý điều dưỡng mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng nâng cao được năng lực trong sử dụng CNTT của đội ngũ ĐDTK, DDV.

Thực hiện văn hoá nghề nghiệp trong giao tiếp của Điều dưỡng, xác định hoạt động chăm sóc từ trái tim và cảm xúc. Phòng đã lồng ghép các ngôn từ cho sự thấu hiểu vào các quy trình: “Xin chào, Xin phép, Xin cảm ơn, Xin lỗi”

Tổ chức sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chuyên môn; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình huống lâm sàng, GTUX trong các hoạt động hàng ngày cũng như các giải pháp giải quyết khó khăn vướng mắc trong công việc.

Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác chăm sóc người bệnh, từ đó đã khuyến khích đội ngũ phát huy những mặt mạnh đã đạt được, đồng thời cũng nắm được những tồn tại hạn chế tại tất cả các khoa phòng cùng với các giải pháp khắc phục và phát triển.

 Đôn đốc các khoa duy trì chế độ họp hội đồng người bệnh cấp khoa 01lần/tuần và phối hợp với hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe, để NB có được các kiến thức để thay đổi các hành vi có lợi cho sức khỏe đồng thời cũng lắng nghe ý kiến góp ý của người bệnh để cải tiến. Mỗi người bệnh vào viện, ra viện đều được tư vấn, hướng dẫn nội quy khoa phòng, các nội dung cần thiết, chế độ ăn uống, vận động, dinh dưỡng, vệ sinh và các kỹ thuật tự theo dõi, chăm sóc, phòng bệnh cho bản thân phù hợp với bệnh

  Phối hợp với khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn bệnh viện là một yếu tố gây nhiều ảnh hưởng cho người bệnh và cho cộng đồng, tiêu tốn về kinh tế. Nhận thức rõ vai trò của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng đã phối hợp chặt chẽ với khoa KSNK cải tiến thực hiện như: Triển khai rửa tay thường quy, sát khuẩn tay nhanh trong chăm sóc người bệnh. Phối hợp giám sát việc tuân thủ rửa tay của Điều dưỡng, hộ sinh, KTV; phân loại rác thải tại các khoa.

Phối hợp với khoa Dược dự trù, kiểm tra công tác lĩnh, sử dụng, bảo quản thuốc – vật tư y tế.

Phối hợp với phòng quản lý chất lượng, giám sát duy trì công tác 5S tại khoa, phòng, trung tâm, đơn nguyên.

 Phối hợp với Hội đồng điều dưỡng Bệnh viện xây dựng các quy định, quy trình chăm sóc người bệnh và các hoạt động khác.

5.1.2. Quản lý điều phối nhân lực ĐD

Xây dựng bảng công cụ báo cáo nhân lực và lưu lượng người bệnh hàng ngày bằng phần mềm Google sheet, triển khai đến tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện. Từ bảng báo cáo hàng ngày, phòng đã có cơ sở để điều phối nhân lực cho phù hợp với năng lực cán bộ và lưu lượng NB hàng ngày.

Phối hợp cùng với Phòng Tổ chức cán bộ điều chuyển nhân lực giữa các Khoa, Phòng trong bệnh viện phù hợp.

5.1.3. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến:

Phòng Điều dưỡng chịu trách nhiệm về công tác huấn luyện đào tạo cho Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ lý trong bệnh viện và tuyến dưới khi có nhu cầu. Phòng đã đề xuất với Ban giám đốc quyết định thành lập: Tổ Đào tạo – NCKH

Các thành viên trong Tổ đào tạo – NCKH của Phòng Điều dưỡng đã chủ động hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình huấn luyện hàng năm cho Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh, Hộ lý và các đối tượng khác.

Hàng năm triển khai các đề tài về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh cho đội ngũ Điều dưỡng trưởng và điều dưỡng viên.

5.1.4. Các hoạt động khác

Phối hợp với Chi hội Điều dưỡng thăm hỏi anh chị em Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh …ốm đau nằm viện và các công tác hiếu hỷ của chị em và gia đình bằng kinh phí của Chi hội Điều dưỡng.

Hưởng ứng cuộc vận động của các tổ chức từ thiện, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh toàn Bệnh viện đã tham gia ủng hộ đồng bào gặp thiên tai và các bệnh nhân nghèo.

Hàng năm phối hợp với  chính quyền tổ chức: Thi điều dưỡng giỏi/Kiểm tra tay nghề; Thi GTUX và các tình huống; Thi thực hiện 5S; Tổng kết công tác Điều dưỡng và xây dựng mục tiêu hoạt động cho công tác Điều dưỡng trong toàn bệnh viện. Tổ chức các Hội thảo tiền Sản và chăm sóc sức khỏe Nhi khoa.

5.2. Các hoạt động công tác xã hội

5.2.1. Công tác tiếp đón, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh

- Tổ chức bộ phận tiếp đón, hướng dẫn người bệnh ngay từ khi vào đến các hoạt động khám bệnh, điều trị, xuất viện, khám CLS đã đáp ứng được sự hài lòng cao

- Kịp thời nắm bắt các trường hợp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, báo cáo lãnh đạo bệnh viện và đề xuất các hỗ trợ phù hợp.

5.2.2. Công tác chăm sóc khách hàng

Tổ chức hoạt động chăm sóc người bệnh đến khám ngoại trú, điều trị nội trú từ đó nhận được rất nhiều các ý kiến phản hồi của khách hàng để kịp thời cải tiến, nâng cao chất lượng trong chăm sóc, khám và điều trị.

5.2.3. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật

Tổ chức các hoạt động về thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật trong: các hoạt động TV GDSK trực tiếp cũng như trên các trang: Zalo, Fan page, Web site của bệnh viện.

 Phòng ĐD luôn là một thành viên tích cực trong việc tham gia các phong trào của BV.  

Một số hình ảnh hoạt động của Phòng (Thi, hội thảo tiền sản, VHVN - TDTT)

Tổ chức hoạt động 5S, tri ân hỗ trợ NB HCKK

Tổ chức các hội thi điều dưỡng trưởng, điều dưỡng giỏi..

 

 

Tham gia hội thảo khoa học, hội thi điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

Tổ chức các lớp tập huấn cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên,...

 

 Tham gia tổ chức "Hội thảo Vượt cạn dễ dàng - Nuôi con an nhàn"

6. Các thành tích thi đua

Phòng Điều dưỡng luôn luôn là Đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi. Hàng năm các cá nhân có nhiều nghiên cứu sáng kiến cải tiến trong công tác và trong học tập phấn đấu vươn lên.

Được Ban giám đốc đánh giá cao và được khen thưởng trong các kỳ thi đua cuối năm.

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định; cơ quan ban hành Quyết định

2014

Giấy khen: Tập thể phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

QĐ số 50/QĐ - SYT, ngày 04/02/2015

của Sở Y tế Vĩnh phúc

2015

Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số 947QĐ – CT ngày 18/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh

2016

Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số  608 QĐ – CT ngày 23/2/2017 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh

2017

Bằng khen: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2016 và năm 2017

QĐ số  444 QĐ – CT ngày 1/3/2018 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh

2019

Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

QĐ số  3210/QĐ – CT ngày 21/12/2020 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh

2022

Giấy khen: Tập thể phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ

QĐ số 46/QĐ - SYT, ngày 11/01/2023

của Giám đốc Sở Y tế Vĩnh phúc

          7. Định hướng phát triển

 Mục tiêu

Hướng tới đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam, cấp khu vực và quốc tế.

 Các hoạt động thực hành chăm sóc sức khỏe bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện.

 Phát triển các dịch vụ tiện ích chất lượng, hiệu quả đáp ứng sự hài lòng của NB, người nhà NB.

 Tăng cường nguồn nhân lực ĐD cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và theo thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN.

  Củng cố hệ thống quản lý ĐD, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của cán bộ quản lý ĐD tại các khoa phòng trong bệnh viện.

         Tăng cường đào tạo các kỹ năng cần thiết cho điều dưỡng: Nâng cao năng lực quản lý cho điều dưỡng trưởng; Chứng chỉ phương pháp sư phạm y học cơ bản; Nghiên cứu khoa học; Giao tiếp ứng xử; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Công nghệ thông tin, ngoại ngữ,.. đáp ứng hài lòng người dân, xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.

Hoàng Thị Thanh Hường