Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc (3,72 km)Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 15000 - Điện thoại: (0211) 3 711 489, Hotline: 0964.951.010, Email: quanlychatluong.sannhivp@gmail.com, Website: http://sannhivinhphuc.vn. Trưởng Ban Biên tập: Bác sĩ Nguyễn Thanh Ngọc-Phó Giám đốc bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm

CẨN THẬN VỚI DỊCH CÚM A

(Ngày đăng: 09/11/2020, số lượt xem: 2491)

 

CẨN THẬN! ĐỀ PHÒNG DỊCH CÚM A

 Các chủng cúm A nguy hiểm (cúm A/H1N1, A/H5N1, cúm A/H5N6) đã xuất hiện trở lại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cộng thêm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, nhất là tình hình tăng mạnh trở lại ở khu vực châu Âu, Việt Nam mở cửa đón người Việt từ nước ngoài trở về và các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, do đó cần tuân thủ tốt các biện pháp phòng chống để dịch bệnh không bùng phát.

 

Dịch cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, cúm A/H5N1 và A/H7N9 thường lưu hành ở các loài gia cầm và có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Cúm A thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến người bệnh tử vong nhanh, tiềm ẩn cao nguy cơ gây đại dịch do đó cần được theo dõi chặt chẽ.

Bệnh cúm A nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Cúm A là loại phổ biến nhất, nguy hiểm và rất dễ lây lan.Virus cúm A, nhất là cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống đến 48h trên bề mặt các vật dụng thông thường như tay nắm cửa, bề mặt tủ, bàn ghế… tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, virus cúm A có thể sống đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220 C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C.

Bệnh cúm A có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và khác nhau tùy theo từng người.

Các triệu chứng phổ biến của cúm A bao gồm: mệt mỏi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, sốt, nôn hoặc tiêu chảy, thường gặp ở trẻ em.Một số người gặp các triệu chứng nghiêm trọng: tức ngực, khó thở, đau nhiều, yếu nhiều, sốt cao, co giật, chóng mặt…Đa phần người mắc sẽ tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi sau vài ngày, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu nếu mắc bệnh cúm sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác, hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng nặng nhất của cúm A chính là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu…  dẫn đến viêm phổi cấp tính, thiếu oxi và tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do vậy, khi có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp cần đến bệnh viện xét nghiệm khẳng định bị mắc vi rút cúm nào để có kế hoạch điều trịphù hợp.

Cách phòng bệnh và phòng dịch cúm A

Bệnh cúm A do virus hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.Vắc xin cúm giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ lên đến 97%.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt, tiêm nhắc lại cúm hàng năm để phòng bệnh dịch (vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực phòng bệnh trong vòng một năm).

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu nhiễm cúm B, người mẹ có khả năng sinh non hoặc sảy thai, do đó phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm vắc xin ngừa cúm để bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh.

Ngoài biện pháp đặc hiệu là tiêm vắcxin, thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc sát khuẩn tay nhanh, vệ sinh mũi họng hàng ngày, mang khẩu trang khi đến nơi có đông người. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là không gian sống của mỗi cá nhân và gia đình.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

 

BS. Nguyễn Mạnh Hùng  - Trưởng khoa Truyền Nhiễm

 

Khuyên Nguyễn