Ngày nay, tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tai biến sản khoa, thậm chí là tử vong.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì ?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
2. Vì sao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ?
Đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) là một thuật ngữ chỉ tình trạng “bất kỳ mức độ rối loạn dung nạp đường khởi phát được xác định lần đầu từ khi mang thai”.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ sẽ gây nhiều tai biến cho quá trình mang thai và chuyển dạ, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con về sau. Các biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm bao gồm: - Nguy cơ tăng huyết áp, phù tay chân, tiền sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu...ở mẹ.
- Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, bệnh đa hồng cầu, béo phì...ở trẻ sơ sinh.
3. Đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ:
- Gia đình có người tiểu đường
- Tiểu đường thai kỳ trước
- Tiền sử sinh con to (> 4000gr)
- Tiền căn thai lưu (đặc biệt ba tháng cuối), sinh con dị tật
- Có ≥ 3 lần sẩy thai liên tiếp.
4. Khi nào làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Chính vì những hậu quả đáng sợ mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết. Lời khuyên đối với những phụ nữ chuẩn bị có thai hay các mẹ bầu cần chú ý các thời điểm thực hiện tầm soát phù hợp với bản thân mình.
- Ngay từ lần khám thai đầu tiên: các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ.
- Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Thử đường huyết lúc đói. Nếu kết quả bất thường (từ trên 92 mg/dL) phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai từ 24 đến 28 tuần.
- Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hay trong 3 tháng đầu. Dù kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này lúc thai từ 24 đến 28 tuần.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ không chỉ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao mà còn gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Vì thế, ngoài việc thực hiện xét nghiệm đường huyết. Thai phụ cần thực hiện tầm soát dị tật thai nhi, cân nặng của mẹ và các dấu hiệu dọa sinh sớm để có các biện pháp giữ thai phù hợp.
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp dịch vụ thai sản theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chuyên môn cao, điều này rất quan trọng vì trong tam cá nguyệt thứ 2 các bác sĩ có thể sớm phát hiện các dị tật thai nhi từ rất sớm mà trước đó chưa thể chấn đoán chính xác như dị tật tim, dị tật não, hở hàm ếch, sứt môi,....
-----------------------------------------------
BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC
Hotline: 02113.553.115 hoặc 0911.553.115
Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Gmail: quanlychatluong.sannhivp@gmail.com
Facebook: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
Zalo: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
Youtube: Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc
Website: sannhivinhphuc.vn
Tổ quản lý chất lượng