Virus gây bệnh cúm và bệnh COVID-19 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, 1 nghiên cứu mới đây của đại học Floria (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiêm phòng cúm không chỉ giúp giảm nguy cơ nhập viện do COVID-19 mà còn hạn chế khả năng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) khi mắc bệnh.
- Tiêm phòng cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng do COVID-19 gây ra
- Nếu không may bị nhiễm cúm và COVID-19 trong cùng một thời điểm. Tình trạng của bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Như vậy, dù tiêm phòng cúm không thể giúp ta miễn dịch trước bệnh COVID-19 nhưng có thể bảo vệ ta trước được một trong 2 bệnh.
- Thêm vào đó, nếu không tiêm ngừa cúm mà chủng này mắc bệnh, người bệnh có thể bị sốt. Sốt trong thời điểm này sẽ khiến người bệnh và những người xung quanh càng thêm lo lắng. Vậy, nếu tiêm phòng cúm vấn đề này sẽ được giải quyết.
- Trong khi COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy được kiểm soát tốt nhưng nguy cơ mắc mới vẫn còn hiện hữu. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm phòng những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin, đặc biệt là cúm, nguyên nhân gây bệnh và tử vong cao.
Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm nên được nhắc lại mỗi năm một lần, đặc biệt là ở các đối tượng:
+ Nhân viên y tế
+ Người trên 65 tuổi
+ Trẻ em: Đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi
+ Những người có tiền sử bệnh nền: Tiểu đường, cao huyết áp
Hiện nay phòng tiêm chủng – Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc có Vắc xin phòng cúm và rất nhiều các loại Vắc xin phòng ngừa. Các bạn quan tâm có thể liên hệ SĐT: 0347663899
Tổ quản lý chất lượng