Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc , Vĩnh Phúc - Hotline: 0911.553.115 Email: chamsockhachhang.sannhivp@gmail.com, Website: http://sannhivinhphuc.vn. Trưởng Ban Biên tập: Bác sĩ CKII Tô Quang Hưng - Giám đốc bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm

KHOA DƯỢC

(Ngày đăng: 01/06/2020, số lượt xem: 3293)

 

KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH VĨNH PHUC

 Điện thoại: 0211.3696.804 Email:

khoaduocvp@gmail.com

 

1.   1. Lịch sử và phát triển:

           Khoa Dược có từ ngày đầu khi Bệnh viện Sản – Nhi thành lập và đi vào hoạt động tháng 10 năm 2011, Đầu tiên là khoa Dược – Kiểm soát nhiễm khuẩn. Sau đó đến tháng 11 /2013 thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tách ra khỏi khoa Dược. 

Khi mới thành lập, Khoa Dược chịu trách nhiệm cung cấp cả thuốc, trang thiết bị, hóa chất xét nghiệm và vật tư y tế.

Năm 2015: khoa Dược đã chuyển phần trang thiết bị y tế về Phòng KHTH cung ứng quản lý.

2. Lãnh đạo đương nhiệm

Trưởng khoa: DsCK1. Phạm Thị Lan Hạnh

Các tổ trưởng của các Tổ công tác:

  • Tổ trưởng Tổ Dược Lâm sàng: DS CKI Đào Thanh Phú
  • Tổ trưởng Tổ Dược Chính: Ds Nguyễn thị Thu Hiền
  • Tổ trưởng tổ cấp phát; Ds Văn Đăng Hùng

3. Cơ cấu nguồn lực

Tổng số 17 cán bộ nhân viên: trong đó: DSCKI: 02, Dược sĩ đại học: 02, Dược sĩ cao đẳng: 10, Dược sĩ trung học: 03

Tập thể Khoa Dược

4. Chức năng nhiệm vụ

1.      Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược:

1.1Nhiệm vụ chung:

 Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

Tham gia chỉ đạo tuyến.

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

1.2. Nhiệm vụ riêng của từng tổ công tác:

1.2.1. Tổ Dược lâm sàng:

Tổ Dược lâm sàng được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là duyệt đơn thuốc. Trong quá trình hoạt động đã triển khai và dần hoàn thiện mô hình hoạt động thông tin thuốc và dược sỹ lâm sàng.

Hoạt động Dược Lâm sàng và thông tin thuốc:

-         Duyệt thuốc cho các  Khoa/Phòng trong bệnh viện, kiểm tra giám sát sử dụng thuốc an toàn hợp lý: phát hiện các vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc trao đổi rộng rãi với các thầy thuốc lâm sàng để hiệu chỉnh đúng nhằm mang lại sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và kinh tế.

-         Là đầu mối tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho dược sỹ hàng tuần.

-         Hoạt động Dược Lâm sàng và Thông tin thuốc được quan tâm phát triển. Đã triển khai đưa Dược sỹ lâm sàng đến làm việc tại nhiều khoa lâm sàng (Hồi sức tích cực, Sơ Sinh, Phẫu thuật GMHS, Sản….)

-         Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo:

-         Tổ chức các lớp tập huấn trong Bệnh viện cho đối tượng là các BS, điều dưỡng về các chủ đề có ý nghĩa thực tiễn có tính ứng dụng cao trong bệnh viện.

1.2.2. Tổ Cấp phát:

- Tổ cấp phát được tổ chức thành nhiều loại kho riêng biệt: kho chính, kho dịch truyền – vắc xin, kho phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT, kho cấp phát thuốc ARV, kho hóa chất sinh phẩm, kho vật tư y tế.

- Xây dựng phần mềm quản lý thuốc trên hệ thống máy tính nối mạng đảm bảo công tác quản lý cấp phát chặt chẽ, chính xác và thuận tiện.

- Thực hiện cấp phát thuốc theo các quy trình đạt ISO

- Phối hợp với tổ dược lâm sàng, tổ dược chính thông báo thuốc mới, thuốc chậm phát, thuốc có hạn sử dụng ngắn để luân chuyển, cấp phát kịp thời không để thuốc hết hạn trong kho.

Triển khai chia thuốc theo nhóm bệnh nhân tại một số khoa.

1.2.3. Tổ Dược chính:

    -  Lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc, VTYT, vắc xinvà  HCSP hàng năm đảm bảo sát với nhu cầu điều trị.

-         Kế hoạch được lập dựa trên các căn cứ: Tổ chức, nhiệm vụ và kế hoạch chuyên môn của bệnh viện; Số lượng sử dụng của năm trước; Mô hình bệnh tật của bệnh viện; Dự trù của các đơn vị; Tham khảo giá của Cục Quản lý Dược và báo giá cạnh tranh của các công ty.

-          Tổ chức đấu thầu theo đúng các quy định của Pháp luật:

-          Đảm bảo cung ứng thuốc, VTYT, vắc xin & HCSP kịp thời và đầy đủ theo nhu cầu điều trị với danh mục và giá cả ổn định.

-         Đảm bảo gọi và nhận thuốc theo đúng kết quả thầu.

-         Đã xây dựng được quy trình nhận hàng và các tiêu chí kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập kho.

-         Quản lý và theo dõi tình hình cung ứng thuốc của các công ty trúng thầu.

-          Kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện quy chế chuyên môn:

-         Định kỳ hàng tháng kiểm tra quy chế chuyên môn, quy chế bảo quản và cấp phát thuốc tại các kho và hệ thống nhà thuốc bệnh viện.

-         Tại khoa phòng: kiểm tra quy chế kê đơn, thực hiện y lệnh; kiểm tra việc quản lý và bảo quản thuốc tủ trực; kiểm kê thuốc tủ trực 1 quý/lần; kiểm tra việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).

-         Quản trị phần mềm quản lý dược: phân quyền và theo dõi việc sử dụng phần mềm, hàng tháng trực tiếp làm việc với lập trình viên bảo trì và hoàn thiện phần mềm.

-         Quản lý ngày công lao động.

-         Quản lý trang thiết bị máy móc, yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng.

Thống kê thuốc cấp phát hàng ngày, đối chiếu kịp thời để phát hiện sai sót.

1.2.4. Tổ Nhà thuốc:

- Nhà thuốc bệnh viện được thành lập từ năm 2011 theo Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

- Phụ trách trực tiếp hệ thống nhà thuốc DsCK1 Phạm Thị Lan Hạnh – Trưởng khoa Dược.

- Từ năm 2011 đến 2019, chấp hành nghị quyết của Đảng ủy và Ban Giám đốc bệnh viện, Khoa Dược đã đảm nhận thêm nhiệm vụ điều hành hoạt động của nhà thuốc bệnh viện. Sau 8 năm hoạt động, nhà thuốc bệnh viện Sản - Nhi đã liên tục phát triển cả về quy mô, doanh số, lãi suất cũng như khả năng phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện, cụ thể:

-         Nhà thuốc luôn hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, thể hiện qua các đợt thanh tra của Sở Y tế, Thanh tra liên ngành, Quản lý Thị Trường chưa có vi phạm nào bị xử lý.

-         Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện và nhu cầu kinh doanh với giá cả hợp lý.

-         Phục vụ bệnh nhân liên tục 24/24 giờ với chất lượng ngày càng tốt hơn.

-         Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế được giao, tạo ra phần kinh phí ổn định để góp phần bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện.

6.  Thành tích đạt được

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, các cán bộ của Khoa Dược đã luôn nâng cao tinh thần vừa học vừa làm để thiết lập các quy chế chuyên môn về Dược.

Khoa Dược luôn đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các sáng kiến, cải tiến trong quản lý để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác chuyên môn,  

Áp dụng phần mềm quản lý dược đã góp phần nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong công tác dược.

Đặc biệt công tác Dược lâm sàng ngày càng được đẩy mạnh, thiết thực giúp cho việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị.

Tổ quản lý chất lượng