Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc - Địa chỉ: Km 9 quốc lộ 2, đoạn đường tránh Vĩnh Yên, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc (3,72 km)Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 15000 - Điện thoại: (0211) 3 711 489, Hotline: 0964.951.010, Email: quanlychatluong.sannhivp@gmail.com, Website: http://sannhivinhphuc.vn. Trưởng Ban Biên tập: Bác sĩ Nguyễn Thanh Ngọc-Phó Giám đốc bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm

HỘI THẢO CẬP NHẬT VỀ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRỊ ĐAU TRONG Y HỌC NGÀY NAY

(Ngày đăng: 24/07/2020, số lượt xem: 1192)

 

 

HỘI THẢO CẬP NHẬT VỀ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRỊ ĐAU TRONG Y HỌC NGÀY NAY

 

  TS.BS. Đỗ Văn Lợi – Trưởng đơn vị Chống đau – Phó khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, cập nhật kiến thức mới nhất về vai trò của điều trị đau trong y học ngày nay

 

Ngày 21/7/2020, Tại Hội trường Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc đã diễn ra Hội thảo cập nhật về vai trò của điều trị đau trong y học ngày nay. Tham dự buổi Hội thảo có Ths.BSCKII. Đỗ Trọng Cán – Giám đốc bệnh viện, Ban Giám đốc, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Sản, Khoa Phụ, Khoa Hiếm muộn, Khoa Sản bệnh, Khoa Ngoại, Chấn thương chỉnh hình và đại diện các khoa lâm sàng.

Tại buổi Hội thảo, nhân viên Bệnh viện đã được TS.BS. Đỗ Văn Lợi – Trưởng đơn vị Chống đau – Phó khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, cập nhật kiến thức mới nhất về vai trò của điều trị đau trong y học ngày nay. TS.BS. Đỗ Văn Lợi đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của Chống đau ở người bệnh trước mổ, trong mổ và giảm đau trong đẻ.

Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật. Đau cơ thể có thể từ không thoải mái ở mức nhẹ, cục bộ cho đến đau đớn. Đó có thể là vấn đề cấp tính và diễn ra trong thời gian ngắn, hoặc trở thành vấn đề mạn tính và diễn ra trong thời gian dài, nhìn chung ĐAU là rất rất đáng sợ, những cơn đau chuyển dạ, đau sau mổ, … luôn ám ảnh trong mỗi người. Nếu cơn đau không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, nó có thể trở thành mạn tính. Nếu cố gắng chịu những cơn đau đớn lại gây ra rất nhiều hậu quả với cơ thể như rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến tim mạch, ảnh hưởng đến hô hấp, thần kinh, giảm chất lượng cuộc sống, .... Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ con người và sự phát triển của nền y học hiện đại thì nỗi ám ảnh của những cơn đau thể chất dường như đã biến mất. Những sản phụ đã từng được trải nghiệm sự khác biệt giữa lần sinh không dùng giảm đau và có dùng giảm đau mới thực sự thấy rõ được ý nghĩa vô cùng to lớn việc áp dùng điều trị đau này. Do vậy Chống đau sẽ làm hạn chế tác dụng phụ, giảm đau đớn, người bệnh nhanh vận động, nhanh hồi phục, sớm được ra viện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sau khi nghe những chia sẻ của TS.BS. Lợi trên Hội trường, cán bộ y tế còn được quan sát thực tế các kỹ thuật giảm đau trong đẻ, giảm đau sau mổ trên bệnh nhân tại Khoa Sản và Phòng mổ dưới sự hướng dẫn và triển khai thực tế của các chuyên gia đầu ngành về chống đau. Buổi Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, các học viên đã hiểu hơn ý nghĩa và vai trò của Chống đau hiện nay cũng như những cập nhật mới nhất.

Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc nhiều năm nay đã và đang điều trị đau rất tốt nhất là điều trị đau trong chuyển dạ, khi mổ, khi hút thai, … Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh cũng như nâng cao chất lượng bệnh viện, Ban giám đốc bệnh viện yêu cầu cán bộ bệnh viện phải luôn cập nhật kiến thức mới lĩnh vực chuyên ngành được phụ trách, đồng thời thường xuyên mời các chuyên gia cao cấp, chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực về bệnh viện cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ nhằm nâng tầm chất lượng chuyên môn lên bậc cao hơn. Vì vậy, tất cả bệnh nhân, các sản phụ khi đến với Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc hãy yên tâm và không phải quá lo lắng, cán bộ y tế Bệnh viện Sản Nhi đặc biệt là Khoa gây mê sẽ luôn đồng hành để giảm thiểu tối đa cơn đau chuyển dạ, cơn đau khi người bệnh phải mổ. Việc điều trị đau được bắt đầu trước, trong và sau mổ. Tùy loại phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ chọn phương pháp gây tê hay gây mê nghĩa là sẽ dùng thuốc tê và/ hoặc thuốc mê đảm bảo khi mổ người bệnh sẽ không còn cảm giác đau. Các thuốc giảm đau cũng được dùng phối hợp trước khi cuộc mổ kết thúc nhằm ngăn chặn đau sau mổ. Ở phòng hồi tỉnh, người bệnh sẽ được theo dõi dấu hiệu sinh tồn và đánh giá mức độ đau định kỳ, qua đó sẽ được điều trị đau thích hợp. Điều trị đau sau mổ sẽ được duy trì đến khi xuất viện và đôi khi cả sau khi xuất viện.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo

 

 

 

 

Khuyên Nguyễn